Hẳn bạn đã từng thấy rất nhiều cảnh hậu kì torng phim trường, và đa số đều dùng phông nền màu xanh lá (Green Background). Tại sao không phải là màu đó, xám hay đen ?
-------------------
Trước tiên hãy đến với khái niệm Chroma Keying.
Kỹ thuật hậu kỳ (compositing) xử lý chồng 2 hình ảnh hoặc video lên nhau dựa trên màu sắc của chúng, gọi là CHROMA KEYING hoặc COLOR KEYING.
Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, nhằm tách nền khỏi vật thể của hình hay video - từ bản tin thời sự, dự báo thời tiết, video motion,... cho đến ngành công nghiệp điện ảnh. Hiểu đơn giản thì chroma keying sẽ biến màu nền của video/ hình đằng trước trở nên trong suốt, cho phép một video/ hình riêng biệt khác chèn vào ở phía sau.
Nhưng nguyên nhân chính cho việc quay phim với một phông nền đơn sắc hay một phông nên có dải màu hẹp, thường là xanh lá cây, vì những màu sắc này "tương phản" lớn nhất so với màu da người.
Theo Vật lý đại cương người ta ghi nhận dải sóng có khoảng cách từ 0.34 đến 0.76 Micromet, ánh sáng mà mắt người nhìn thấy từ màu tím đến màu đỏ..ngoài giới hạn đó là tia hồng ngoại và tử ngoại. Giữa hai khoảng cách đó, mắt người nhạy cảm nhất chính là màu xanh lá
Xanh là cây là màu sắc đang được sủ dụng làm phông nền rộng rãi nhất vì những Cảm biến hình ảnh (image sensors) trong máy quay phim nhạy cảm nhất với màu này. Loại cảm biến “Bayer Filter” tạo ra nhiều điểm ảnh (pixel) hơn với màu xanh lá, mô phỏng việc mắt người nhạy cảm hơn khi gặp ánh sáng xanh lá.
Vì vậy, màu xanh lá ít tạo ra độ "nhiễu" (noise) nhất, và cho ra những sản phẩm chroma keying sắc nét nhất. Hơn nữa cũng không cần dùng nhiều ánh sáng để làm nổi bật màu xanh lá, vì như đã nói ở trên, những Cảm biến hình ảnh (image sensors) trong máy quay phim nhạy cảm nhất với màu này).
Cuối cùng, người ta ưu tiên chọn xanh lá hơn xanh dương (và những màu xanh khác), vì màu xanh dương có thể trùng với màu mắt, quần áo hay những phụ kiện đi kèm.